Chuồng Gà 5 Sao -Bmanga
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Log in

I forgot my password

Latest topics
» Tuyển họa sĩ vẽ minh họa bằng tay tại Hà Nội
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeSun Apr 14, 2013 3:40 pm by sangtaothongminh

» Cuộc thi vẽ truyện tranh 4T
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeTue Jan 10, 2012 8:34 pm by Danien

» Có ai biết tiêu chuẩn về nét vẽ khi đồ nét pen nhân vật ko?
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeThu Nov 17, 2011 9:41 am by sodakfc

» Tìm họa sĩ vẽ truyện tranh
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeTue May 31, 2011 6:58 pm by Hanh92

» Tuyển hsi tô màu
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeMon May 16, 2011 8:38 am by quybaba

» SINVIA's Gallery
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeThu May 12, 2011 1:13 pm by Pirate Nhung

» LITTLE DOLL, english version
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 12:58 pm by sinvia

» Mong được chỉ giáo thêm
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 12:46 pm by sinvia

» Vẽ Mầu+Vẽ Pen+Ghép Truyện Tranh
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_minitimeThu Dec 23, 2010 9:44 am by Quyen Quyen

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Gallery


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

5 posters

Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by akiba Thu Nov 05, 2009 12:04 am

ko biết mọi người xem cái này chưa nhưng cứ up. ^^. kỳ 2 up riêng hay up thẳng vào trong này. ^^. up thẳng vào trong này sợ dài quá.
............................

Kỳ 1: Hai “trận đánh” của Trạng Tý và Long Tinh
(TT&VH Online) - Trong tháng 5 vừa qua, dư luận xôn xao khi Công
ty Lê Linh bị kê biên 10 ngàn truyện tranh của bộ truyện tranh Long Thánh do Công ty Phan Thị khởi kiện. Nhân vật Long Tinh trong truyện tranh Long Thánh được cho là dùng hình ảnh của nhân vật Trạng Tý trong truyện tranh Thần đồng đất Việt. Hai bên đã quyết lôi nhau ra tòa..

Sẽ là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho những người sáng tạo văn hóa nghệ thuật đang hoạt động trong cơ chế thị trường. TT&VH giới thiệu đến bạn đọc loạt bài Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ thông qua hai vụ kiện đang diễn ra.

Những “xung đột” trong quá khứ


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) ThanDong2
Tác phẩm Thần đồng đất Việt

Có thể nói từ khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern vào năm 2004, việc bảo vệ quyền tác giả văn học nghệ thuật được rất nhiều người chú ý, đặc biệt là trong lĩnh vực ca khúc. Liền sau sự kiện này là vụ đình đám về “đạo nhạc”, nổi bật và cụ thể là ca khúc Tình thôi xót xa và sau đó là cả một “nghi án” đạo nhạc với danh sách dài dằng dặc, dính líu đến rất nhiều nhạc sĩ đang nổi trội trên thị trường âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở mức độ cảnh báo về “đạo đức” của người làm nghề mà chưa có một vụ kiện nào chính thức được khởi tố ra tòa án. Hai năm sau (2006), ông Cù Huy Hà Vũ với việc gởi đơn đến Sở VH-TT Hà Nội kiến nghị xử phạt ê kíp thực hiện CD Chat với Mozart vì đã vi phạm quyền nhân thân (quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm) của các nhạc sĩ… bên Tây. Điều đặc biệt, trong vụ này, tòa án vẫn chưa vào cuộc, và những ý kiến về vụ việc này của những người có trách nhiệm liên quan đã lâm vào tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam thì cho rằng: “Album Chat với Mozart có sự vi phạm về quyền tác giả tại Việt Nam”. Còn ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật lại khẳng định: “Việc sáng tạo tác phẩm mới này được coi là sáng tạo tác phẩm phái sinh”… Cuối cùng, Chat với Mozart“thoát kiện”…

Tuy nhiên, nhìn chung những vụ “đụng độ” liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong thời gian qua chưa có trường hợp nào gắn liền với yếu tố kinh tế, kể cả những tranh chấp bài hát độc quyền trên thị trường đang sôi động hiện nay. Và những vụ tranh chấp thường không tới nơi tới chốn và nhất là không có một cơ quan pháp luật đứng ra làm trọng tài để phân rõ trắng đen trên khía cạnh luật.


“Trận đánh lớn” trong tương lai…
Tuy nhiên, những ngày sắp tới, những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật sẽ được chứng kiến một “trận đánh lớn” chứ không còn những “xung đột lẻ tẻ” nữa. Trận này có cả “quân sư” hẳn hoi (với những luật sư thiện nghệ được mời bào chữa). Đó là hai vụ kiện bản quyền về truyện tranh. Vụ thứ nhất, Công ty TNHH SX-TM-DV Lê Linh (xin được gọi tắt là Công ty Lê Linh) kiện Công ty TNHH TM-DVKT&PTTH Phan Thị (gọi tắt là Công ty Phan Thị) lên Tòa án Kinh tế TP.HCM với những nội dung chính: Xác định Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt. Yêu cầu Công ty Phan Thị không được phép tiếp tục phát hành bộ truyện tranh này, vì làm như thế là vi phạm “sự bảo vệ toàn vẹn tác phẩm” (tiếp tục bộ truyện tranh mà không có sự đồng ý của “tác giả” Lê Phong Linh).



Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) LongThanh
Tác phẩm Long Thánh

Vụ kiện được khởi sự từ năm 2006, kéo dài đến nay vẫn chưa đến hồi kết thì chính Công ty Lê Linh phải hứng chịu một đòn “hồi mã thương” mà chưa biết độ “sát thương” sẽ như thế nào trong tương lai… Tháng 5/2008, Công ty Phan Thị kiện họa sĩ Lê Phong Linh vì đã sử dụng hình ảnh nhân vật Trạng Tý trong truyện tranh Thần đồng đất Việt để xây dựng hình ảnh của nhân vật Long Tinh trong truyện tranh Long Thánh và kiện Công ty Lê Linh về việc cạnh tranh không lành mạnh.

Điều khá đặc biệt của vụ kiện thứ hai này là Công ty Phan Thị đã bỏ tiền “thế chân” 60 triệu đồng để đề nghị thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên toàn bộ 10 ngàn ấn phẩm của tập 1 bộ truyện tranhLong Thánh - Hào quang trong cổ miếu - của Công ty Lê Linh. Đây được xem là “tài sản” đang tranh chấp, tuy lệnh kê biên đã được thực hiện nhưng sách cũng đã được tiêu thụ gần hết.

Có thể nói đây là vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ khá quyết liệt đầu tiên ở Việt Nam. Mức độ quyết liệt bởi nó còn gắn liền đến sự sinh tồn của hai công ty truyện tranh trong thị trường truyện tranh Việt Nam khá sôi động hiện nay.

Ngày 1/7/2008 vừa qua, Tòa án Kinh tế TP.HCM đã có buổi hòa giải đối với vụ kiện thứ hai này, nhưng bất thành vì nguyên đơn và bị đơn vẫn bảo lưu những ý kiến ban đầu của mình.

Có thể nói đây là vụ kiện bản quyền sở hữu trí tuệ khá điển hình trong cơ chế thị trường hiện nay và dự đoán nó sẽ không mang tính chất “khoan nhượng” như nhiều vụ tranh chấp bản quyền khác đã xảy ra. Chúng ta hãy chờ xem…
Hữu Trịnh - thethaovanhoa.vn
........................................................................................................................................................
Kỳ 2: "Sẽ chứng minh Lê Phong Linh không phải là tác giả Trạng Tý”<blockquote>(TT&VH Online) - Một vụ kiện bản quyền khá hy hữu ở Việt Nam, đây cũng là lần
đầu tiên ở Việt Nam thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là kê biên 10 ngàn ấn phẩm trong một vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Công ty Phan Thị kiện họa sĩ Lê Linh vì đã sử dụng hình ảnh Trạng Tý trong truyện tranh Thần đồng đất Việt để xây dựng hình ảnh nhân vật Long Tinhtrong truyện tranh Long Thánh.

TT&VH có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam, đại diện cho Công ty Phan Thị trong vụ kiện này.

</blockquote>Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) NguyenVanNam

* Anh Lê Phong Linh cho rằng Công ty Phan Thị tiếp tục sản xuất các tập truyện tranh Thần đồng đất Việt với việc sử dụng hình ảnh nhân vật Trạng Tý nhưng chưa được sự đồng ý của anh ta, đó là hành vi vi phạm “sự toàn vẹn của tác phẩm”. Anh nghĩ gì về điều này?

Đó là quyền tự do của ông Linh, ông cứ thoải mái nói, nhưng đối với tôi không có giá trị gì cả, bởi không có cơ sở pháp lý nào để nói như vậy là đúng.

* Vậy ông có thể nói cơ sở pháp lý để phủ nhận điều này?

Đó là một trong những vấn đề mà Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ kết luận trong thời gian tới, tôi chưa tiện nói chi tiết trong thời điểm này. Tuy nhiên điều hiển nhiên mà ông Linh dù “có thể” là tác giả, tôi nhấn
mạnh là có thể, cũng phải biết rằng, ngay cả khi ông Linh là tác giả đi chăng nữa thì ông ta cũng không có quyền sử dụng tác phẩm Trạng Tý, bởi vì ông ta là nhân viên làm việc theo hợp đồng của Công ty Phan Thị, theo điều 39 của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thì quyền tài sản tức quyền sử dụng khai thác toàn diện tác phẩm đó thuộc về người sử dụng người lao động tức Công ty Phan Thị. Đúng theo luật là ông Linh đang vi phạm, ông Linh muốn sử dụng hình ảnh của nhân vật Trạng Tý, thì phải xin phép Công ty Phan Thị bởi vì ông ta không còn quyền tài sản đối với tác phẩm này.

* Trong giấy chứng nhận quyền tác giả chỉ ghi chung chung tác giả là “tập thể” chứ không ghi tên cụ thể những người nào?

Trong đơn xin đăng ký, có tên ông Lê Phong Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh, và có đề rõ ràng là đồng tác giả. Trong đơn xin đăng ký cũng đề rất rõ ràng chủ sở hữu là Công ty Phan Thị. Cho dù hai người không xác định trong đơn đăng ký là chủ sở hữu thì theo luật của Việt Nam quyền tài
sản cũng đã được chuyển từ tác giả, đây gọi là “chuyển quyền luật định”, sang người sử dụng người lao động theo điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyền tác giả đối với nhân vật Trạng Tý tính cho đến nay theo như giấy chứng nhận quyền tác giả (hồi xưa đề là giấy chứng nhận còn bây giờ là giấy đăng ký) là tập thể, nhưng căn cứ theo đơn của hai người thì tập
thể tác giả này phải được hiểu rằng đó là bà Phan Thị Mỹ Hạnh và ông Lê Phong Linh, nhưng sắp tới khi ra tòa tôi sẽ chứng minh rằng ông Lê Phong Linh không phải là tác giả.

* Để chứng minh mình là tác giả của nhân vật Trạng Tý và bộ sách Thần đồng đất Việt, bà Phan Thị Mỹ Hạnh có bút tích gì để chứng minh cho điều đó?

Bút tích chỉ là một trong những yếu tố để chứng minh cho tác giả, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa, nó không phải là tất cả, không phải ai có bút tích đều là tác giả mà còn nhiều yếu tố phải tuân theo tiêu chuẩn
quốc tế, tuân theo định nghĩa về quyền tác giả và tác phẩm của Việt Nam. Trước hết phải xem cái anh ta làm ra có phải là tác phẩm hay không?

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) ThandongdatViet

Truyện tranh Thần đồng Đất Việt
* Anh có thể nói cụ thể hơn?

Đơn giản là trong Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cũng đã có định nghĩa về tác phẩm rồi, tuy chưa đầy đủ lắm. Trước hết nó phải là một tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (theo định nghĩa
của Việt Nam), còn thiếu một yếu tố nữa theo tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam bắt buộc phải theo tiêu chuẩn quốc tế, đó là dấu ấn cá nhân trêntác phẩm đó. Nếu thiếu một trong những điều kiện này thì đó không phải là một tác phẩm.

* Như vậy dấu ấn cá nhân của bà Phan Thị Mỹ Hạnh trên tác phẩm Trạng Tý là gì?

Có rất nhiều yếu tố, nhưng tôi chỉ muốn chứng minh ngược lại là ông Lê Phong Linh không để lại dấu ấn cá nhân gì của ông ta trên đó cả…<blockquote><blockquote> “Quyền tác giả là quyền có ngay khi tác phẩm được hình thành, nó không cần qua
một cơ quan công quyền nào xem xét và công nhận cả, khác với quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế… chỉ có được sau khi một cơ quan công quyền xem xét nội dung và cấp giấy chứng nhận. Nghĩa là Cục Bản quyền tác giả không có trách nhiệm, và thẩm quyền xem xét xem tác phẩm đó có đúng theo Luật Sở hữu Trí tuệ hay không, tác giả đó có thực sự là người sáng tác ra tác phẩm đó hay không. Đó là quy định chung của cả thế giới, cho nên Cục Bản quyền tác giả chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký mà thôi, để chứng nhận ngày tháng đó có người đăng ký như vậy.

Khi có tranh chấp, thì giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả chỉ giúp cho người đã đăng ký một thuận lợi là anh ta không phải chứng minh mình là tác giả nữa, mà người khiếu kiện phải có trách nhiệm chứng minh anh ta không phải là tác giả. Việc xác định ai là tác giả và đó có phải là tác phẩm hay không, sẽ thuộc về thẩm quyền của tòa án, ở quốc tế và Việt Nam đều như vậy. (Luật sư Nguyễn Vân Nam)


</blockquote></blockquote>
Anh có thể nêu rõ hai vấn đề: dấu ấn của bà Phan Thị Mỹ Hạnh đã để lại trên tác phẩm Trạng Tý và những yếu tố nào để chứng minh rằng ông Lê Phong Linh không để lại dấu ấn gì trên tác phẩm này để khẳng định ông ta không phải là tác giả.

- Trước khi phiên tòa diễn ra, tôi có bổn phận không công bố những chi tiết bảo vệ thân chủ. Chúng tôi sẽ chứng minh rằng ông Lê Phong Linh không phải là tác giả bởi vì ông Lê Phong Linh khởi kiện đòi công nhận ông ta là tác giả.
Hữu Trịnh (thực hiện)
Còn tiếp - thethaovanhoa.vn

.......................................................................................................................................................................................................



Kỳ 3: Tiến sĩ Khoa học Luật Nguyễn Vân Nam: Bán tác phẩm không có nghĩa là bán phong cách, nhưng…


(TT&VH Online) -Kỳ 3 của loạt bài Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ, TT&VH giới thiệu đến bạn đọc phần phỏng vấn tiếp theo đối với TS Nguyễn Vân Nam…

*Công ty Phan Thị kiện Công ty Lê Linh đã sử dụng hình ảnh của nhân vật Trạng Tý (mà Công ty Phan Thị là chủ sở hữu) để xây dựng hình ảnh nhân vật Long Tinh trong tác phẩm Long Thánh của Công ty Lê Linh. Anh có thể nói những yếu tố nào để kết luận Long Tinh đã sử dụng hình ảnh của Trạng Tý?


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Thandong

Trẻ thơ với Thần Đồng Đất Việt


- Trước hết Công ty Phan Thị không kiện Công ty Lê Linh về việc sử dụng hình ảnh nhân vật Trạng Tý, mà kiện ông Lê
Phong Linh về việc này. Đồng thời Công ty Phan Thị còn kiện Công ty Lê Linh vì những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Như
tôi đã nói từ đầu, quyền sử dụng và khai thác hình ảnh nhân vật Trạng Tý là quyền tài sản và nó thuộc về Công ty Phan Thị (theo điều 39 Luật Sở hữu Trí tuệ), cho dù ông Lê Phong Linh có là tác giả của chúng đi nữa thì khi sử dụng vẫn phải xin phép Công ty Phan Thị.

* Nhưng hiện nay anh Lê Phong Linh nói Long Tinh là một nhân vật mới chứ không có nguồn gốc từ nhân vật Trạng Tý? Vì vậy Công ty Phan Thị phải chứng minh Long Tinh là sử dụng hình ảnh của Trạng Tý chứ?

- Ông Phong Giao nhân danh ông Lê Phong Linh đã tuyên bố trên tờ tuần san Sài Gòn Giải phóng rằng: Hai nhân vật ấy giống nhau là chuyện đương nhiên. Như thế, ông Lê Phong Linh thông qua người đại diện của mình đã công nhận sự giống nhau, bởi vậy đối với công luận và tòa án có lẽ không cần phải chứng minh thêm nữa.

* Là một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, ông có thể nói, hiện nay Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam hoặc thế giới có qui định nào về sự giống nhau giữa hai tác phẩm, như ở mức độ nào, bao nhiêu phần trăm… thì được xem là sao chép lại từ một tác phẩm khác?


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Trecon

Độc giả đón nhận

Thần Đồng Đất Việt


Không có qui định sự giống nhau bao nhiêu phần trăm, ở Việt Nam cũng chưa có văn bản pháp luật hay nghị định hướng dẫn tiêu chí xác định sự giống nhau giữa hai tác phẩm. Tuy nhiên, việc so sánh này rất quan trọng nên các nước phát triển trên thế giới có những nguyên tắc, mà chúng ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phải tuân theo, như Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), nghĩa là phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu dù muốn hoặc không. Ở quốc tế có một nguyên tắc gọi là nguyên tắc “phai mờ”. Nghĩa là trong một tác phẩm mới (tác phẩm phái sinh), nếu những dấu ấn, đặc trưng của tác phẩm gốc bị phai mờ bởi dấu ấn cá nhân của tác giả trong tác phẩm mới, thì tác phẩm mới đó là một tác phẩm độc lập.


Nguyên tắc “phai mờ” này thể hiện ở điều nào của Luật Sở hữu Trí tuệ thế giới, hoặc nó đã áp dụng trong những vụ kiện nào?

Không có trong Luật Sở hữu Trí tuệ thế giới và cũng chẳng có điều luật nào qui định nguyên tắc “phai mờ”. Nó giản dị là một nguyên tắc được các nhà luật học, tòa án của các nước phát triển thừa nhận và áp dụng. Có thể nói trong phạm vi quốc tế, tất cả các tranh chấp có liên quan đến so sánh sự giống nhau giữa các tác phẩm thì nguyên tắc “phai mờ” đều được áp dụng.

Anh có thể nói những yếu tố đặc trưng cơ bản chưa phai mờ trên nhân vật Long Tinh mà họa sĩ Lê Phong Linh cho rằng đó là một nhân vật mới?

Ví dụ tỷ lệ cấu trúc nhân vật, các đường nét khắc họa nên nhân vật, các motif cách điệu của nhân vật… Xét những yếu tố này chúng ta thấy ngay nhân vật Trạng Tý và nhân vật Long Tinh về cơ bản là giống nhau. Đối với quốc tế thì những tiểu tiết như một chỏm tóc - 3 chỏm tóc, mặc áo này - áo nọ… không quan trọng, vì đó không phải là đặc trưng của tác phẩm mà quan trọng là cấu trúc nhân vật, cách cách điệu, đường nét vẽ… Ông Lê Phong Linh trong phiên hòa giải trước tòa án hôm 1/7/2008 cũng công nhận rằng đường nét vẽ của mắt, mũi miệng và cơ thể là giống nhau, ông cũng công nhận luôn là phong cách thể hiện cũng giống nhau, bởi vì ông là tác giả của hai nhân vật ấy.


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Bothandong

Bộ Thần Đồng Đất Việt


Như vậy có thể nói Long Tinh là tác phẩm “phái sinh” từ Trạng Tý không?
Đó là một tác phẩm phái sinh, nhưng muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải xin phép. Nếu Lê Linh không xin phép mà tự động sử dụng là không được. Nếu Lê Linh xin phép chúng tôi sẽ đồng ý nhưng phải thỏa mãn những điều kiện mà chúng tôi đặt ra.

* Tạm gác lại chuyện tranh chấp giữa hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh để đợi kết quả phán xét của tòa án. Hiện nay họa sĩ Lê Phong Linh là đồng tác giả với Phan Thị Mỹ Hạnh đối với nhân vật Trạng Tý và mặc dù quyền sử dụng tác phẩm thuộc về Công ty Phan Thị, nhưng anh ta vẫn có quyền mang phong cách vẽ Trạng Tý trong Thần đồng đất Việt để vẽ các bộ truyện tranh khác chứ? Cũng như họa sĩ Bùi Xuân Phái có thể bán đứt tác quyền một bức tranh Phố cho ai đó, nhưng không vì thế mà ông Phái không được vẽ theo phong cách Phố Phái nữa. Ông nghĩ gì về điều này?


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) So2



Một vài hình ảnh so sánh giữa Trạng Tý và Long Tinh

(nhân vật có 3 chỏm tóc là Trạng Tý, có 1 chỏm tóc là Long Tinh)


- Quyền tác giả không bảo hộ phong cách một cách chung chung, mà bảo hộ phong cách dưới dạng thể hiện cụ thể (cách thức thể hiện) gắn liền với một tác phẩm xác định. Cho nên có thể sử dụng thoải mái cái được gọi là phong cách Bùi Xuân Phái. Bán tác phẩm không có nghĩa là bán phong cách chung chung, bán cái phong cách của họa sĩ Bùi Xuân Phái đó. Nhưng một khi phong cách Bùi Xuân Phái được thể hiện cụ thể để làm nên một tác phẩm xác định thì
- tùy theo điều kiện hợp đồng bán tranh - ngay cả Bùi Xuân Phái cũng có thể không được phép sử dụng phong cách ông làm nên tác phẩm đó để làm một tác phẩm khác giống và mang phong cách tương tự tác phẩm ông đã bán. Phong cách tự thân nó là được sử dụng thoải mái, nhưng phong cách gắn liền với một tác phẩm cụ thể thì không thể được. Nói một cách khác, phong cách khi đã được cụ thể hóa trong một tác phẩm thì nó đã trở thành một trong các yếu tố đặc trưng của tác phẩm cụ thể đó.

Dĩ nhiên phong cách là phải gắn liền với tác phẩm, nếu không thể hiện vào tác phẩm thì làm sao gọi là phong cách?


Đúng là như thế, phong cách là một khái niệm khá trừu tượng. Tuy nhiên, khi nói phong cách Bùi Xuân Phái chẳng hạn, chúng ta hiểu ngay đó là phong cách cho toàn bộ các tác phẩm của ông. Nhưng rõ ràng, từng tác phẩm của ông vẫn rất khác nhau dù được sáng tác bởi phong cách ấy. Phong cách khi bộc lộ ở các tác phẩm cụ thể khác nhau tất phải khác nhau. Khi thể hiện ở một tác phẩm cụ thể, tác phẩm Phố chẳng hạn, thì phong cách Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo nên đặc trưng của bức Phố. Người ta sẽ nói đó là bức Phố của Bùi Xuân Phái. Nếu ông ta lấy những đặc trưng của Phố (đã bán cho người khác) để làm tác phẩm Phố Phái và nhìn vào Phố Phái người ta thấy rằng nó là sự cải biên từ bức Phố, thì
- tùy thuộc hợp đồng bán tranh - chủ sở hữu tác phẩm Phố có thể cấm ông bán tác phẩm Phố Phái. Ngoài sự bực mình của người chủ muốn độc quyền bức Phố, thì tôi tin chắc rằng một họa sĩ có lương tâm cũng sẽ không
“sao chép” - dù là tinh tế - chính mình như vậy.



Điều cấm này thể hiện ở điều nào trong Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam hoặc thế giới?


Khoản 7, Điều 28, Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt nam qui định khi làm tác phẩm phái sinh phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh. Ngược lại, luật về quyền tác giả của các nước phát triển không bắt buộc phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm phái sinh, mà chỉ buộc phải xin phép
họ khi phổ biến, kinh doanh, khai thác tác phẩm phái sinh. Đây là một khác biệt có ý nghĩa xã hội rất lớn. Việt Nam hạn chế tối đa (phải xin phép khi làm) khả năng tiếp xúc, làm việc với tác phẩm gốc, còn quốc tế
thì mở rộng tối đa (không phải xin phép khi làm) khả năng này để khuyến khích sáng tạo, nghiên cứu, mở ra các hướng sử dụng mới cho tác phẩm gốc.
Cảm ơn anh về cuộc phỏng vấn này.

Hữu Trịnh
................................................................................................................................................
Kỳ 4: Họa sĩ Lê Phong Linh lên tiếng!

(TT&VH Online) - Họa sĩ Lê Phong Linh khởi kiện để xác định mình là tác giả đối với nhân vật Trạng Tý chứ không phải đồng tác giả với Phan Thị Mỹ Hạnh. Anh cũng cho rằng, Công ty Phan Thị sáng tác tiếp bộ sách Thần đồng đất Việt (mà anh là tác giả), nhưng không xin phép anh là vi phạm quyền nhân thân tác giả (quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm). TT&VH có cuộc trò chuyện với họa sĩ Lê Phong Linh.

* Với bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt anh tham gia sáng tạo ở những khâu nào?

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Phong
Họa sĩ Lê Phong Linh
Tôi trực tiếp sáng tác toàn bộ những khâu quan trọng như kịch bản chi tiết, sáng tạo nhân vật, sáng tạo hình vẽ…
từ sự gợi ý ban đầu của bà Mỹ Hạnh: đó là làm một bộ sách thể hiện được những tích trạng của các thần đồng để chuyển đến các độc giả nhỏ tuổi. Tôi nghiên cứu tư liệu và bắt tay sáng tác từ khoảng tháng 7 năm 2001 đến khoảng tháng 2 năm 2002 thì tập 1 của bộ truyện tranh này ra đời. Giai đoạn đầu gần như tôi làm toàn bộ, nhưng sau này do áp lực công
việc một số công việc như lọc nét, đồ họa vi tính, đổ màu có một số nhân viên khác thực hiện, nói chung là những công việc không thay đổi nhiều đến tính chất của bộ truyện, và tất cả những điều đó là theo ý tưởng mà tôi đã ghi chú trên bản phác thảo.


* Anh kiện Công ty Phan Thị về việc tiếp tục bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt mà không xin phép tác giả?

Không chỉ nhân vật Trạng Tý mà cả bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt là tác phẩm của tôi - tác giả Lê Linh, trên bìa các
tập truyện tranh từ tập 1 đến tập 78 có ghi rõ. Phan Thị không chỉ sử dụng nhân vật Trạng Tý (vấn đề đang bàn cãi) mà còn sáng tác tiếp truyện tranh Thần đồng đất Việt, xâm hại vào kịch bản của tác giả. Cả 4
nhân vật trong truyện tranh này được đăng ký đồng tác giả là Lê Linh và Phan Thị Mỹ Hạnh. Thật ra trong đơn xin đăng ký trước đây ghi là “đồng thực hiện” tôi không nghĩ rằng “đồng thực hiện” có nghĩa là “đồng tác giả” nên sau này tôi có khiếu kiện lên Cục Bản quyền.


* Theo anh dù là đồng tác giả như hiện nay, Công ty Phan Thị có được quyền tiếp tục bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt?

Theo tôi, nếu là đồng tác giả thì cũng phải xin phép người đồng tác giả về nhân vật Trạng Tý. Riêng bộ truyện tranh Thần
đồng đất Việt hiện nay bà Phan Thị Mỹ Hạnh cũng nhận mình là tác giả của bộ truyện tranh này.


* Ý kiến của anh khi Công ty Phan Thị cho rằng quyền sử dụng tác phẩm là của Công ty Phan Thị, nên họ có quyền tiếp tục khai thác.

Những điều này thuộc về quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ, nhưng tác giả có quyền nhân thân là
“bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm”, Công ty Phan Thị có thể sử dụng tác phẩm chứ không được “xâm hại” tác phẩm. Ở đây Công ty Phan Thị đã xâm hại vào sự toàn vẹn của tác phẩm. Tác phẩm của tôi đã chấm dứt, biểu
hiện cho sự toàn vẹn, nhưng Phan Thị vẽ tiếp, viết tiếp thì làm cho tác phẩm không còn toàn vẹn nữa.


Là đồng tác giả của nhân vật Trạng Tý và là tác giả của nhân vật Long Tinh, dưới góc độ của một họa sĩ, anh có thể nói những sự giống nhau của hai nhân vật này?


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Manga-0
Các manga của Nhật Bản có chung một cách vẽ


Theo nhận định của tôi, Long Tinh là một nhân vật khác hoàn toàn và mang phong cách của mình. Giữa hai nhân vật tôi không nói giống nhau mà chỉ nói là có sự tương đồng phong cách do cùng một tác giả vẽ ra, dựa trên ý tưởng chung là một cậu bé thông minh, với sự thông minh đó cậu đã làm nên những kỳ tích. Còn về đường nét, cấu trúc, những chi tiết thì khác nhau hoàn toàn. Tôi cũng cố tình thay đổi như vậy để có hai nhân vật khác nhau. Đặc trưng của cả hai nhân vật này là khai thác những yếu tố văn hóa dân gian để khi nhìn vào nhận biết ngay là cậu bé Việt Nam.

* Công ty Phan Thị cho rằng nhân vật Long Tinh là từ Trạng Tý mà ra, còn anh thì nói rằng đó
là một nhân vật mới. Anh có tin vào ý kiến “thẩm định” của một số người chuyên ngành?


Tin hay không cũng tùy vào ý kiến thuyết phục hay không, nhưng tôi cũng đang trông chờ ý kiến của công luận nói chung và cả giới chuyên môn, pháp luật… để soi rọi dưới nhiều góc cạnh khác nhau.

* Theo anh biết có trường hợp nào đối với truyện tranh các nước khác trên thế giới, có những sự “tương đồng” như trường hợp Trạng Tý và Long Tinh mà vẫn không vi phạm Luật Sở hữu Trí
tuệ?



Nói về tranh chấp thì không thấy có tranh chấp nhưng sự tương đồng thì có thể hiện cụ thể như trong phong cách Manga của truyện tranh Nhật Bản, một “trường phái” truyện tranh nổi tiếng thế giới. Tất cả các họa sĩ trong “trường phái” Manga này đều có phong cách vẽ tương đồng. Mặc dù mỗi người thể hiện một nhân vật khác nhau nhưng họ đều cùng có chung cách vẽ. Đó là biểu hiện cụ thể nhất, nếu kiện như trường hợp Long Tinh và Trạng Tý chắc ở Nhật họ sẽ kiện nhau tơi bời… Theo tôi hiểu, những họa sĩ Nhật cùng đưa ra một phong cách để xây dựng xu hướng mỹ thuật riêng cho quốc gia mình.

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.

Hữu Trịnh (thực hiện)
..............................................................................................................................................................
Kỳ 5: Trạng Tý & Long Tinh - Phong cách - giống, chi tiết - không

(TT&VH Online) - Vụ tranh chấp bản quyền giữa hai nhân vật Trạng Tý trong bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt và Long Tinh (bộ truyện Long Thánh) đang chờ… tòa án phán quyết. Trước khi có quyết định cuối cùng của pháp luật, TT&VH đăng tải ý kiến một số họa sĩ hoạt động lâu năm, uy tín trong lĩnh vực đồ họa. Những họa sĩ này, bằng uy tín nghề nghiệp đã vô cùng khách quan thể hiện góc nhìn của riêng mình về hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh.
* Họa sĩ Lê Ký Thương: Theo tôi “hoàn toàn không giống nhau”.


Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Lekythuong
Với thâm niên hoạt động mỹ thuật đồ họa hơn 30 năm, họa sỹ Thương cho biết: “Đã nói giống thì phải xét từng chi tiết ở
mọi diễn hoạt của nhân vật Trạng Tý và Long Tinh trong từng tranh vẽ. Nhưng sau khi xem kỹ các hình vẽ hai nhân vật trong truyện tranh Thần đồng đất Việt và Long Thánh, tôi khẳng định: hoàn toàn không giống nhau. Nói cho chính xác là không có sự sao chép giữa nhân vật Long Tinh và Trạng Tý.

Tôi không nghĩ họa sĩ Lê Linh lại tự biến mình thành “thợ vẽ” một cách vụng về khi “photo” y nguyên nhân vật Trạng Tý rồi “đổi tên” thành Long Tinh. Làm nghề lâu năm, với tư cách của một người hoạt động sáng tạo, tôi tin tưởng vào nhãn quan của mình để chắc chắn: không có chi tiết nào giữa hai nhân vật giống nhau. Có giống nhau là giống phong cách của
người tạo ra nhân vật nếu nhân vật Trạng Tý và Long Tinh thực sự có cùng “một người cha”. Theo tôi biết có nhiều danh họa vẽ nhiều phiên bản (version) khác nhau nhưng cùng một đề tài (subject), nhưng mỗi version đều có giá trị riêng của nó. Với những ai làm sáng tạo nghệ thuật thì đều hiểu rằng: phong cách là nét riêng, “tài sản” của mỗi người không vì bất cứ điều gì có thể “tước đoạt” được. Nhưng giống nhau về mặt phong cách lại rất khó phân định “trắng đen” theo luật pháp. Chẳng hạn như tôi vẽ được một bức tranh đem bán quyền sở hữu cho anh A. Sau đó vẽ một bức khác bán cho chị B có cùng phong cách như tranh đã bán cho anh A với đường nét, màu sắc, chi tiết khác nhau… Nếu vì vậy mà tôi bị kiện bởi anh A hay chị B, và nếu “xui” tôi bị thua kiện thì không riêng tôi, các họa sĩ dưới khắp gầm trời này chẳng ai dám vẽ tác
phẩm thứ hai”.


* Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc: Sở hữu tác phẩm nhưng phong cách thì không!

[center]
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Doduyngoc




Là người thiết kế mỹ thuật đồ họa cho khoảng 10 ngàn bìa sách, họa sỹ Ngọc bày tỏ: “Giữa hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh, căn cứ trên hai bản in, điều đầu tiên tôi thấy là tạo hình, tạo thế của hai nhân vật này khá giống nhau. Nhưng những cái giống nhau này không nói lên được điều gì to lớn để “tranh chấp”, vì rằng đi, đứng, nói, cười… trong nghệ thuật tạo hình phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Xét về mặt chi tiết khi “cân, đo” thì không thể bảo Long Tinh “xuất phát” từ Trạng Tý.

Theo những gì tôi biết, Trạng Tý có phần đóng góp của Lê Linh. Do vậy, nếu Long Tinh có “giống” Trạng Tý hay lấy “cảm hứng” từ Trạng Tý cũng không có gì ngạc nhiên. Có điều, giữa hai nhân vật truyện tranh này
đang “dắt nhau” đi “đáo tụng đình” thì thật “tế nhị” khi tôi “được mời” nhận xét. Nhân vật Long Tinh có “bắt nguồn” từ Trạng Tý hay không chỉ có họa sĩ Lê Linh mới trả lời tường tận đúng theo lương tâm nghề nghiệp. Tôi chỉ có thể nói đại để như vậy…

Riêng tôi, trong thời buổi kinh tế thị trường, họa sĩ đi làm thuê cũng như bao nhiêu người khác. Có khác chăng là bản lĩnh, phong cách sáng tạo khi anh làm ra tác phẩm. Những chủ sở hữu có thể bỏ tiền mua tác phẩm nhưng không thể mua bản lĩnh, phong cách của họa sĩ. Nếu tòa án xử họa sĩ Lê Linh thua kiện vì vi phạm bản quyền với Công ty Phan Thị, thì điều đó chứng minh họa sĩ này vẽ có phong cách đến độ… bị thua thiệt. Mà trong nghệ thuật không có phong cách thì vứt đi. Tuy nhiên, chuyện này không dừng lại ở việc minh định người này “sao chép”, “bắt chước” người kia hay “sao chép” chính mình…, lớn hơn thế là những ứng xử trong đời sống để nghệ thuật và kinh doanh có thể cùng đi trên con đường dài”.

* NGƯT-họa sĩ Uyên Huy: Thoạt nhìn thì có “họ hàng”, nhưng…

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Wol_errorẢnh này đã bị thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh cỡ đầy đủ. Kích cỡ gốc là 930x842px.
Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Uyenhuy

Là Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, Trưởng Khoa Đồ họa, ĐH Mỹ thuật TP.HCM, họa sỹ Huy cho rằng: “Đầu tiên phải làm rõ khái niệm giống nhau là như thế nào, có phải “như hai giọt nước” hay “anh em sinh đôi”? Thoạt nhìn hai nhân vật Trạng Tý và Long Tinh thấy giống nhau nhưng xét kỹ từng chi tiết một thì không giống. (Họa sĩ Uyên Huy vừa nói vừa dùng bút đỏ kẻ ô lên hai nhân vật để đo kích thước, chia tỷ lệ: đầu, thân, mình, chân… - PV).

Theo những gì đo đếm được, họa sĩ Uyên Huy cho so sánh: Về miệng: Trạng Tý hình tam giác, Long Tinh hình tròn; tay: Trạng Tý thon đều, Long Tinh to ra phần cổ tay; má: Trạng Tý phình ra, Long Tinh thụt vô trong; mắt: Trạng Tý nhọn hình chiếc lá, Long Tinh tròn hình quả trứng… Khi đứng, nhìn từ phía sau lưng, hai gót chân Trạng Tý chụm vào, còn Long Tinh hai gót chân hở ra, chưa kể tóc Trạng Tý có 3 chỏm, Long Tinh chỉ 1 chỏm… Xét về mặt diễn hoạt, nhân vật Trạng Tý có vẻ “dữ” hơn nhân vật Long Tinh…

Từ những chi tiết đo đếm được, tôi thấy tỷ lệ đầu, thân, mình và chân của Trạng Tý và Long Tinh không trùng nhau. Chưa kể đến trang phục của hai nhân vật này cũng khác nhau… Do vậy có thể kết luận: hai nhân vật này giống như “hai giọt nước” là điều không thể xảy ra. Còn Trạng Tý và Long Tinh có bà con, họ hàng với nhau hay không thì việc đó hãy để “những người trong cuộc” trả lời. Nhưng nếu, họa sĩ Lê Linh góp phần làm “bà mụ” nhào nặn ra Trạng Tý thì cũng không có nghĩa anh lại “đẻ” ra Long Tinh giống Trạng Tý như “anh em song sinh”. Trong sáng tạo nghệ thuật có những trường hợp giống nhau do ngẫu nhiên. Riêng vụ kiện về hai nhân vật truyện tranh này, tuyệt đối không có sự ngẫu nhiên vì giữa “nguyên đơn” và “bị đơn” vốn là đối tác, người quen cả. Do vậy, không dễ gì “cha đẻ” của Long Tinh lại vẽ giống nhân vật Trạng Tý để bị… thua kiện. Tuy nhiên, phong cách vẫn là điều khó thay đổi nhất của một họa sĩ lành nghề”.

Hoàng Nhân - thethaovanhoa.vn


akiba
akiba
Gà choai
Gà choai

Tổng số bài gửi : 217
Join date : 2009-06-22
Age : 35
Đến từ : ngày 20-3-2009

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by akiba Thu Nov 05, 2009 12:47 am


Hòa giải tranh chấp “Trạng Tí” bất thành











(TT&VH Online) - Sáng
1/7 tại Tòa án Nhân dân TP.HCM, đại diện Công ty TNHH TM-DVKT&PTTH
Phan Thị - luật sư Nguyễn Vân Nam - và đại diện Công ty TNHH SX-TM-DV
Lê Linh - họa sĩ Lê Phong Linh - dưới sự chủ trì hòa giải của thẩm phám
Vũ Thị Hòa đã không đạt được kết quả nào bởi bên nguyên đơn và bị đơn
vẫn giữ nguyên ý kiến của mình.

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) TrangTy

Nhân vật Trạng Tí được diễn hoạt ở một vài góc cạnh
Luật sư đại diện Công ty Phan Thị cho rằng Lê Linh đã sử dụng hình ảnh Trạng Tí trong tác phẩm Thần đồng đất Việt (do Công ty Phan Thị là chủ sở hữu khai thác bản quyền nhân vật này) để thể hiện hình ảnh nhân vật Long Tinh trong tác phẩm Long Thánh của Công ty Lê Linh.

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) NV_LongTinh
Nhân vật Long Tinh được diễn hoạt ở một vài góc cạnh


Họa
sĩ Lê Phong Linh lại cho rằng đây là nhân vật mới không sử dụng hình
ảnh của nhân vật Trạng Tí. Theo họa sĩ Lê Phong Linh, tòa sẽ nhờ đến cơ
quan chuyên môn để thẩm định có hay không sự “sao chép” hình ảnh giữa 2
nhân vật này và sẽ giải quyết trong phiên tòa sắp tới (chưa xác định
thời gian).


BM
http://thethaovanhoa.vn/173N20080701101820869T133/hoa-giai-tranh-chap-trang-ti-bat-thanh.htm
akiba
akiba
Gà choai
Gà choai

Tổng số bài gửi : 217
Join date : 2009-06-22
Age : 35
Đến từ : ngày 20-3-2009

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by quybaba Thu Nov 05, 2009 10:22 am

Chết mất, giá mà NV chính của bộ sau là bé gái gì đó có lẽ ...

Lại còn là do ông Lê Linh bắn phát súng khai mạc rồi Phan Thị trả đũa nữa chứ! Làm ăn ở Việt Nam vui thật!
quybaba
quybaba
Chúa chuồng
Chúa chuồng

Tổng số bài gửi : 518
Join date : 2009-06-14
Age : 42
Đến từ : Vô Vi Cung

http://bmanga.net

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by cuchuoi90 Thu Nov 05, 2009 10:31 am

Mẹ, rất là vớ vẩn. Thế mua bản quyền rồi là người ta không được tiếp tục sáng tác theo phong cách của người ta nữa mà phải thay đổi toàn bộ nét vẽ à? Mà Lê Linh là người vẽ truyện, vậy mà lại có câu : "Ông Lê Linh không phải là tác giả của bộ truyện này" Chả hiểu cái mẹ gì cả, vô cùng vớ vẩn. Chị nào tinh thông thì giảng cho thằng em cái
cuchuoi90
cuchuoi90
Chuối trứng quốc
Chuối trứng quốc

Tổng số bài gửi : 452
Join date : 2009-06-17
Age : 33

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by quybaba Thu Nov 05, 2009 1:08 pm

Chị thì nghĩ vấn đề là do bác Lê Linh phát pháo trước nên Phan Thị không thể không trả đũa, vấn đề là Lê Linh muốn Phan Thị ngừng kiếm tiền từ Thần Đồng Đất Việt, còn Phan Thị khi bị đẩy vào góc ấy cũng phải có cơ sở lí luận để bảo vệ quyền lợi của bản thân chứ. Tốn 60 triệu tiền bảo đảm để ngừng việc xuất bản truyện mới của Lê Linh chứ có phải không mất gì đâu.

Đợt vừa rồi chị chả đi làm 1 chỗ, em biết rồi đấy, kịch bản chả biết của ai đó, do sếp mua về, sếp thuê 4 đứa ngồi làm từ A đến Z phần chì, lại làm từ A đến gần Z phần mực, còn cái mặt nhân vật để lại cho sếp đặt tay bút sắt, đưa dấu ấn cá nhân của sếp vào, và truyện đứng tên sếp là tác giả, of couse, ở Việt Nam, không có gì là khó tưởng tượng.

Ở đây, bà Hạnh lại có ý tưởng ban đầu là viết về 1 cậu bé Việt Nam blah blah blah... rồi chú Lê Linh mới từ đó xây dựng hình tượng nhân vật, cốt truyện thì của đáng tội, hơi sẵn, chỉ chuyển thể thế nào cho ra truyện tranh, vậy nên có thể ý tưởng hãy khai thác loại cốt truyện nào có thể là của bà Hạnh nốt. Rồi bà Hạnh bơm tiền cho Lê Linh làm, bơm tiền cho cả 1 e kíp trợ lí, bơm tiền maketting... Không thế sao chú ấy người nhớn có học hẳn hoi mà lại gật đầu để sếp đứng tên chung khi đi đăng kí bản quyền? Thế bây giờ tác giả Harry Potter chẳng hạn, bà ấy không thiết kế đồng phục trường phù thủy khi lên phim, bà ấy chỉ mô tả sơ sơ rằng nó là 1 loại áo chùng dài thì chả lẽ bà ấy mất bản quyền nhân vật luôn à?

Còn về vụ tạo hình, thì người nên khởi kiện phải là liên đoàn rối nước Việt Nam, vì cái đầu đó, với dáng quần áo đó hình như hơi bị giống chú Tễu.

Tóm lại, về nội dung và tạo hình, chả có gì mới mẻ đặc sắc đến độ đôi bên phải giành giựt nhau. Cái đáng gọi là giá trị ở đây, không phải là sáng tạo nghệ thuật mà là khả năng làm thị trường cho bộ truyện, mà vụ đó thì 100% bản quyền là bà Mĩ Hạnh chứ Lê Linh thì tuổi gì mà can thiệp vào được?

Chị thì nghĩ, đôi bên lợi dụng lẫn nhau xong rồi, mỗi bên đều đã có tiếng và có miếng thì cũng nên biết ơn công sức của bên kia bỏ ra, đằng này chú Lê Linh ấy lại chơi bài chặn đường làm ăn về sau của Phan Thị thì Phan Thị phải di lại chú thôi, và để di được chú ấy thì họ cũng tốn kém không ít.

Về cơ sở pháp lí, rất có thể Phan Thị kiện được theo mấy cơ sở như vụ sản phẩm của nhân công thuộc về công ty (tức là coi chú Lê Linh là thợ vẽ, tạo hình nhân vật theo đơn đặt hàng của bà Mĩ Hạnh, và chỉ là 1 nhân công trong ekip làm ra bộ truyện...) Về thực tế, nếu không cực chẳng đã thì họ cũng chả muốn kiện đâu, vì mang tiếng ăn cướp rồi thì sau này làm ăn trong ngành cũng kẹt nhiều bề, nhất là khi kí hợp đồng với các tác giả mới.

Nếu chú Lê Linh này có được bước đột phá, VD như tạo ra series mới lấy nhân vật là 1 ...bé gái hay 1 ...con rùa chẳng hạn thì Phan Thị cũng chả có cửa mà nói. Đằng này vẫn là bé trai thông minh lanh lợi ứng biến với các tình huống khai thác từ nguồn blah blah blah. Nhìn lớt phớt cái bìa, cũng mấy đứa nhóc lùn lùn nhún nhảy, cùng kiểu màu, cùng tên Lê Linh, thế thì không nhầm với TDDV hơi phí, tòa và các HS lão thành có nhầm lẫn sau khi đem kính lúp ra soi hay không thì không cần biết, nhưng các đại lí và người mua nhầm và móc túi ra mới là chuyện.

Vậy là Phan Thị đã ăn cắp (hay ăn cướp) phong cách của Lê Linh 1 cách dễ dàng sau khi ekip thợ vẽ của họ vẽ nó đến mòn tay hàng năm giời. Còn Lê Linh cũng chôm lại được cái thương hiệu TDDV 1 cách kín đáo khi tung ra Long Thánh. Nhưng ... hờ hờ hờ! Tóm lại, được vạ thì má đã sưng. Lôi nhau ra tòa làm chi không biết.
quybaba
quybaba
Chúa chuồng
Chúa chuồng

Tổng số bài gửi : 518
Join date : 2009-06-14
Age : 42
Đến từ : Vô Vi Cung

http://bmanga.net

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by cuchuoi90 Thu Nov 05, 2009 1:34 pm

Em thì thấy đại loại là bà Hạnh đó đưa ra ý tưởng về cốt truyện, ý tưởng về 1 thằng bé nghịch ngợm, thông minh hay cái gì đại loại như thế, nhưng tạo hình chính từ quần áo, phong cách thì là của Lê Linh chứ. Mà cứ cho là bà ý mua bản quyền tất cả rồi đi. Thế bây giờ Lê Linh muốn vẽ 1 truyện khác, nhân vật chính cũng là 1 bé trai đại loại như thế, blah...blah....chả nhẽ ông ý không được vẽ như những gì trước đấy mà ông ý đã vẽ à? Nét vẽ nó là phong cách, làm sao mà thay đổi được cơ chứ. Miễn là tạo hình của ông ý về Long thánh khác so với tạo hình trong TĐĐV là được rồi.
Em thấy rất là hãm cái kiểu so sánh nhân vật của CÙNG 1 TÁC GIẢ VẼ rồi kêu là GIỐNG NHAU (????) thế nọ thế kia, lại còn có ông ngồi soi má thòi ra với chả thụt vào...........đếch hiểu cái gì luôn. Ông luật sư trên kia lại còn khẳng định LÊ LINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ CỦA TĐĐV nữa chứ....rõ ràng là ông ý vẽ, diễn biến nội dung cũng là ông ý tự tìm hiểu và sáng tác (theo như ông ý nói), vậy mà lại nói ông ý không phải là tác giả. Hơn nữa theo bản quyền thì ông ý cũng là đồng tác giả, bà Hạnh sáng tác tiếp truyện TĐĐV như thế mà không được sự đồng ý của ông ấy thì có gọi là vi phạm bản quyền không?
Đúng là nếu nói về khả năng làm thị trường cho bộ truyện thì Lê Linh thua xa nhưng nếu nói về độ hút khách, đem lại tên tuổi cho bộ truyện thì bà Hạnh đó tuổi gì? Chị thấy từ hồi đổi tác giả ý mà, có mấy đứa tiếp tục bám được bộ đấy? Hầu như tất cả đều bỏ. Nếu bà Hạnh là tác giả nội dung thì không lí gì bộ truyện bây giờ lại thất bại thảm hại như thế cả, bởi nét vẽ không thay đổi nhiều, nhưng nội dung thì còn lâu mới bằng truyện ngày xưa.
Thế nên em hoàn toàn tin Lê Linh là tác giả của truyện này cả về mặt tạo hình và mặt nội dung. Chú ý có thua thì cũng là về mặt kinh tế không bằng Phan THị thôi
cuchuoi90
cuchuoi90
Chuối trứng quốc
Chuối trứng quốc

Tổng số bài gửi : 452
Join date : 2009-06-17
Age : 33

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by quybaba Thu Nov 05, 2009 7:08 pm

Chị nghĩ, khi Lê Linh quyết định kết thúc TDDV cũng là lúc nhu cầu của thị trường có bão hòa rồi, khai thác 1 mô típ cũng đến lúc phải nhàm chứ em. Đã bào Phan Thị quyết tâm bám quan điểm Lê Linh là thợ do họ thuê nên cái gì thợ làm ra đều thuộc công ty mà. Với lại, mô típ khai thác trong truyện là những tích truyện chị đọc cả rồi nên khi đọc lần đầu đã không có hứng, do đó không theo dõi nó nên giờ nhận định có thể phiến diện, chỉ biết thằng bé hàng xóm nhà chị mê bộ ấy và sắm đủ, đến đời em nó sinh sau đẻ muộn, phải thừa kế lại bộ truyện cũ của ông anh chứ cũng chả có màn mua mới. Nhưng đọc trước hay đọc sau thì cũng chỉ đến 1 số tập nào đấy là coi như thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu.

Chị nghĩ, khi tách ra như vậy, 2 bên nể mặt nhau chút thì chả thành chuyện, bà Hạnh cứ cho lính sáng tác tiếp, hay dở thế nào bà Hạnh chịu, ông Lê Linh cứ sáng tác bộ mới, được mất thế nào ông Lê Linh chịu, nhưng ông Lê Linh lại chả chịu nên việc làm ăn của ông ấy cũng bị phá rối lại, thế là hòa cả làng. Chị em ta có kịch hay để xem, còn các bạn HS thì lên forum của TTVO gào lên, không cho giam truyện đâu, sợ lắm!

Mà băn khoăn tý, đoạn sau của TDDV do công ty Phan Thị vẽ, không nêu đích danh HS, vậy chuyện hay dở thế nào, độc giả có đón nhận không sẽ do ai giơ đầu ra chịu nhỉ?

Chợt nhớ tới 1 "anh" ở trỏng ra ngoài này xin việc, nghe đồn là cựu thần Phan Thị, đi đến đâu cũng chém rằng bộ TDDV là do ảnh chủ trương, còn Lê Linh chỉ là blah blah blah thôi. Hồi ấy khối người nhẹ dạ tin anh, VIP ra trò. Toàn bộ hội đồng trưởng lão nhà ta đã bị anh phán rằng thế giới riêng của chúng nó quá chật hẹp, đáng lẽ nên cởi mở hơn với cuộc đời, không nên blah blah blah, đáng ra nên blah blah blah. Lúc đó cái người đã buôn lại nội dung này cho chị đã ngồi nghe 1 cách kính phục và chăm chú. CÒn chị thì nghĩ, sao cái gì hot 1 tý là thiên hạ đổ xô vào nhận là của mình thế nhỉ???
quybaba
quybaba
Chúa chuồng
Chúa chuồng

Tổng số bài gửi : 518
Join date : 2009-06-14
Age : 42
Đến từ : Vô Vi Cung

http://bmanga.net

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by akiba Thu Nov 05, 2009 7:20 pm

thực ra long thánh của ông ấy em thấy nhiều người ko thích. có lẽ ông ấy nghĩ rằng tác phẩm của ông ấy ko được đón nhận do loạt truyện thần đồng vẫn ra mà ko phải ông ấy sáng tác. nên truyện thần đồng đất việt đó kém chất lượng điều đó ảnh hưởng đến danh tiếng của ông ấy. em nghĩ thế. nên ông ấy mới kiện phan thị để phan thị dừng ko vẽ tiếp truyện đó. sự thể mới ra thế này.
akiba
akiba
Gà choai
Gà choai

Tổng số bài gửi : 217
Join date : 2009-06-22
Age : 35
Đến từ : ngày 20-3-2009

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by quybaba Thu Nov 05, 2009 7:45 pm

Lúc ông ấy ra riêng rồi thì trên bìa quyển TDDV làm gì còn tên ông ấy đâu mà sợ ảnh hưởng nọ kia, vấn đề là nếu mọi cái bìa Long Thánh đều như ở trên kia thì về ấn tượng ban đầu là dễ không câu được trẻ con, trông không bắt mắt bằng bìa do PT design.

Thêm nữa chị nghĩ nội dung kiểu đó cũng nhàm rồi, lại thêm thế mạnh của TDDV còn là do cái góc giao lưu mở thêm ở cuối mỗi quyển truyện, đi vào giải thích sâu thêm nội dung những tích truyện đã dùng, rồi thi thố, giải thường... phần này thì chị tin là PT làm cực tốt, bằng chứng là cái thời TDDV fanclub còn ra chị đã thấy họ làm rồi, còn đa phần các nhà sách khác làm phần này rất lởm.

Nhưng tóm lại, cả 2 bộ truyện lúc đó đều dựa hơi ý tưởng cũ của TDDV thì phải. Chán!
quybaba
quybaba
Chúa chuồng
Chúa chuồng

Tổng số bài gửi : 518
Join date : 2009-06-14
Age : 42
Đến từ : Vô Vi Cung

http://bmanga.net

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by luctieumi Sat Nov 07, 2009 2:46 am

Mi thì có đọc Long Thánh nì, nói chung là ghiền, thấy khá hay. Không dám bàn về vụ này vì dù sao mình cũng là người ngoài cuộc, biết gì đâu mà nói Sad Chỉ là tiếc vì không được đọc Long Thánh nữa Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Icon_sad

luctieumi
Trứng gà ...lộn
Trứng gà ...lộn

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 2009-06-22
Đến từ : Sóc Trăng

http://www.luctieumi.com

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by thanhpdu Sat Nov 07, 2009 5:11 pm

Blah Blah Blah Blah Blah Blah Blah Blah ...long tinh khoai nhat con heo rung` Blah Blah Blah Blah Blah ...........

thanhpdu
Trứng gà ...lộn
Trứng gà ...lộn

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 2009-09-09

Back to top Go down

Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1) Empty Re: Tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ (Kỳ 1)

Post by Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum